Mã sản phẩm: NVD1 Thương hiệu: Việt Nam Bảo hành: 12 Tháng
5,000,000 đ
Là bộ ngàm kẹp mẫu vải địa trong thí nghiệm xác định lực xé rách hình thang của vải địa kỹ thuật.
Ngàm kéo rách hình thang vải địa
Xuất xứ: Việt Nam
Phù hợp tiêu chuẩn: TCVN 8871-2:2011 "VẢI ĐỊA KỸ THUẬT - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH LỰC XÉ RÁCH HÌNH THANG"
Geotextile - Standard test method -
Part 2: Geotextile - Standard test method for trapezoid tearing strength
Vải địa kỹ thuật (geotextile):
Vải địa kỹ thuật viết tắt là "vải ĐKT", là loại vải được sản xuất từ polyme tổng hợp, khổ rộng, dạng dệt, dạng không dệt hoặc dạng phức hợp có chức năng gia cố, phân cách, bảo vệ, lọc, tiêu thoát nước. Vải ĐKT được sử dụng cùng với các loại vật liệu khác như : đất, đá, bê tông… trong xây dựng công trình;
Vải ĐKT không dệt (non woven geotextile):
Vải ĐKT không dệt là loại vải gồm các sợi vải phân bố ngẫu nhiên (không theo một hướng nhất định nào). Các sợi vải được liên kết với nhau bằng phương pháp xuyên kim thì gọi là vải không dệt - xuyên kim (needle punched geotextile), bằng phương pháp ép nhiệt thì gọi là vải không dệt - ép nhiệt (heat bonded geotextile), bằng chất kết dính hóa học thì gọi là vải không dệt - hóa dính (chemical bonded geotextile);
Vải ĐKT dệt (woven geotextile):
Sắp xếp theo hai phương vuông góc với nhau;
Vải ĐKT phức hợp (composite geotextile):
Vải ĐKT phức hợp là loại vải được kết hợp bởi các bó sợi polyester có cường độ chịu kéo cao và độ giãn dài kéo đứt nhỏ với một lớp vải không dệt có khả năng thấm nước tốt;
Lực xé rách hình thang ( Trapezoid tearing strength)
Lực xé rách hình thang là lực kéo lớn nhất, tính bằng Niutơn (N) nhận được trong quá trình kéo cho tới khi mẫu thử đứt hoàn toàn.
Nguyên tắc
Mẫu thử được kẹp hết chiều rộng bằng hai ngàm kẹp và bị kéo với tốc độ không đổi đến khi mẫu thử đứt hoàn toàn. Ghi lại lực kéo và biến dạng của mẫu thử trên thiết bị thử nghiệm. Từ đó xác định được lực xé rách hình thang ứng với giá trị của lực kéo lớn nhất theo từng chiều của cuộn vải.
Điều kiện phòng thử nghiệm
Việc thí nghiệm được tiến hành ở điều kiện không khí được duy trì ở độ ẩm tương đối (65 ± 5) % và
nhiệt độ (21 ± 2) oC.
Ngàm kẹp
Ngàm kẹp dạng phẳng có đủ lực để giữ mẫu không bị tuột gồm hai má kẹp. Má kẹp có chiều rộng là 100 mm, chiều cao không nhỏ hơn 50 mm và chiều dày không nhỏ hơn 25,4 mm.
Vận hành thiết bị kéo
- Điều chỉnh khoảng cách giữa hai ngàm kẹp là 25,4 mm.
- Đặt tốc độ khi kéo là (300 ± 10) mm/min.
- Chọn thang lực đo của thiết bị nằm trong khoảng từ 30% đến 90% lực kéo đứt mẫu thử.
CHÚ THÍCH: Đối với mỗi loại vải ĐKT có lực xé rách khác nhau. Để thu được kết quả đo chính xác, tùy theo lực
TCVN 8871-2:2011
- Đặt chế độ làm việc các thiết bị tự ghi số liệu thử nghiệm.
Cách lắp mẫu thử vào ngàm kẹp
Đưa mẫu thử lần lượt vào từng ngàm kẹp sao cho khoảng cách giữa hai ngàm kẹp là 25,4 mm. Kẹp mẫu dọc theo hai cạnh của hình thang cân sao cho đường cắt định trước ở giữa hai má kẹp.
Tiến hành thử
- Kiểm tra cho thiết bị kéo chạy cho tới khi mẫu đứt hoàn toàn.
- Lưu các số liệu thu được trong suốt quá trình thử nghiệm.
- Tiếp tục lặp lại tuần tự các bước trên cho tới khi thử nghiệm hết số lượng mẫu
Sản phẩm cùng loại
Xác định kích thước biểu kiến (kích thước lỗ rỗng) của vải địa kỹ thuật.
Đánh giá khả năng lọc và giữ lại các hạt vật liệu của vải địa.
Phục vụ cho việc lựa chọn loại vải địa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của công trình.
- Phương pháp xác định độ bền va đập bên ngoài của ống nhựa nhiệt dẻo có tiết diện tròn; phương pháp này được gọi là phương pháp vòng tuần hoàn. Phù hợp TCVN 6144 : 2003 (ISO 3127: 1994)
- Phương pháp thử độ bền chịu va đập rơi bi và va đập con lắc đối với kính dán an toàn nhiều lớp dùng trong xây dựng. Phù hợp TCVN 7368:2012
Mục đích: Hàm lượng ozone trong khí quyển rất nhỏ nhưng là tác nhân chính gây ra các vết nứt cao su. Sản phẩm này mô phỏng và tăng cường các điều kiện ozone trong khí quyển, nghiên cứu tác động của ozone lên cao su, nhanh chóng xác định và đánh giá các tác động của ozone. hiệu suất chống lão hóa ozone và hiệu suất bảo vệ chống oxy hóa. Phương pháp hiệu quả. Tiêu chuẩn tham khảo: GB/T7762-2003 Phương pháp thử độ bền kéo tĩnh đối với khả năng chống nứt ozone của cao su lưu hóa hoặc cao su nhiệt dẻo, GB/T2951.21-2008 Phương pháp thử chung đối với vật liệu cách điện và vỏ bọc cáp, GB/T 11206-2009 Phương pháp nứt bề mặt thử nghiệm lão hóa cao su và các phương pháp thử khác được quy định trong các tiêu chuẩn liên quan.
Xác định kích thước biểu kiến (kích thước lỗ rỗng) của vải địa kỹ thuật.
Đánh giá khả năng lọc và giữ lại các hạt vật liệu của vải địa.
Phục vụ cho việc lựa chọn loại vải địa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của công trình.
- Thiết bị rơi côn vải địa dùng để xác định sức bền kháng thủng bằng phép thử rơi côn cho tất cả các loại vải địa kỹ thuật.
- Phù hợp: TCVN 8484 : 2010 "VẢI ĐỊA KỸ THUẬT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỨC BỀN KHÁNG THỦNG BẰNG PHÉP THỬ RƠI CÔN"
Thiết bị thử va đập kính bàng phương pháp con lắc là thiết bị phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7368:2013 về Kính xây dựng - Kính dán an toàn nhiều lớp - Phương pháp thử độ bền va đập
Dụng cụ chủ yếu bao gồm một bánh xe thép ma sát, một phễu chứa với một thiết bị cấp liệu mài mòn, một giá đỡ mẫu và một đối trọng. Xác định độ sâu chịu mài mòn của gạch men không tráng men.
Độ chịu mài mòn sâu của gạch gốm không phủ men được xác định bằng cách đo chiều dài rãnh tạo ra trên bề mặt của mẫu thử sau quá trình mài của đĩa quay dưới các điều kiện xác định có sử dụng vật liệu mài.
Phù hợp tiêu chuẩn: TCVN 6415-6:2016; ISO 10545-6:2010
- Dụng cụ này xác định độ dày danh dạnh của vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt, dạng phức hợp và các loại màng địa kỹ thuật bề mặt nhẵn.
- Phù hợp: TCVN 8220:2009 "VẢI ĐỊA KỸ THUẬT − PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ DÀY DANH ĐỊNH"
Địa chỉ: Km số 9, đường 72, Cộng Hoà, Quốc Oai, Hà Nội
Chi nhánh TP.HCM: Số 116/61/3 Đường Thạnh Xuân 13, Phường Thạnh Xuân, Quận 12
Phone: 0966 449 333 - 0933 913 888 - 0933 702 888 - 0969 505 822
Email: anphat283@gmail.com
Website: www.kiemdinhanphat.vn